1. Chi phí cố định không liên quan tới việc định giá sản phẩm
Những chi phí cố định như tiền thuê nhà hay đầu tư trang thiết bị sẽ không chịu ảnh hưởng bởi việc tăng hay giảm giá sản phẩm. Cho dù loại chi phí này có ảnh hưởng đến quyết định sáp nhập hay tiếp tục kinh doanh của công ty thì nó cũng không liên quan đến việc định giá sản phẩm.

Ví dụ: Nếu bạn bỏ ra 300k đô la để mở một quán cà phê và bán một ly cà phê với giá 2 đô la thì bất cứ khoản tiền nào kiếm được từ 2 đô la cũng là lợi nhuận. Nếu bạn quyết định hạ giá bán ly cà phê thấp hơn 2 đô la (để cạnh tranh với đối thủ) thì con số 300k đô la ban đầu cũng không “ảnh hưởng” gì, chỉ có mức lợi nhuận mà bạn kiếm được bị giảm đi thôi.
Do đó, chi phí cố định không được lấy làm cơ sở để định giá sản phẩm. Giá bán sản phẩm được xác định dựa trên chi phí sản xuất (như nguyên vật liệu, bao bì, nhân công…).

2. Khấu hao tài sản và giá trị hàng tồn kho không phụ thuộc tình hình kinh doanh
Khi một nhà máy đóng chai “tậu” được một máy đóng chai mới thì công ty sẽ quyết định cách tính giá trị hao mòn của nó – tức là cách xác định khấu hao dựa vào thời gian sử dụng.
Có hai cách chính để lựa chọn là khấu hao nó theo phương pháp đường thẳng (tức mức khấu hao hằng năm sẽ không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản), và phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh (tức chi phí được ghi nhận trong những năm đầu sẽ nhiều hơn so với những năm sau đó).

Tương tự, khi một công ty sản xuất nước trái cây thay đổi giá của một sản phẩm thì có thể định giá giá trị hàng tồn kho của mình bằng hai phương pháp: Đó là nhập trước – xuất trước (FIFO), tức là những chai nước ép được nhập vào kho lâu nhất sẽ được ghi nhận là xuất đầu tiên; hoặc là Nhập sau – xuất trước (LIFO), tức những hàng hóa nhập kho gần nhất sẽ được xuất ra trước.
Cả hai phương pháp này đều không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh thực tế của công ty.

3. Cách dòng tiền lưu thông tiết lộ “sức khỏe” của công ty
Những thông báo định kỳ về dòng tiền hiện có của công ty cho thấy cách mà lượng tiền mặt này dịch chuyển “ra”, “vào” từ những hoạt động như kinh doanh (sản xuất sản phẩm), đầu tư (khoản tiền mặt chủ yếu sẽ liên quan đến những tài sản dài hạn như bất động sản, trang thiết bị), và những hoạt động tài chính (tiền mặt tăng lên liên quan đến việc tăng vốn đầu tư hay chi trả lợi nhuận cho các nhà đầu tư).
Và sau đây là cách giải thích cụ thể hơn:

– Khởi nghiệp: Thông thường dòng tiền trong giai đoạn này sẽ đi ra, “đổ” vào công việc kinh doanh, đầu tư bên ngoài cùng hoặc chi trả cho những biến động lớn trong ngành tài chính.

– Sinh lãi (Giai đoạn tăng trưởng): Lượng tiền mặt thu được từ hoạt động kinh doanh sẽ “chảy” vào ngân sách công ty, đồng thời dòng tiền sẽ chuyển ra bên ngoài tiếp tục đổ vào dự án đầu tư, hay mất mát do những biến động tài chính.

– Mở rộng vốn (Giai đoạn ổn định): Tương tự như giai đoạn tăng trưởng, tuy nhiên lúc này sẽ có một ít dòng vốn ra khỏi công ty dành cho việc đầu tư, thay thế thiết bị đã cũ và lượng tiền mặt đổ vào hoạt động tài chính bên ngoài cũng nhiều hơn (dùng để trả các khoản vay hoặc chi trả cổ tức cho cổ đông).

– Thoái vốn (Giai đoạn suy giảm): Lúc này công ty đang trong giai đoạn suy giảm nên dòng vốn thường lưu thông ra bên ngoài nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh, đồng thời sẽ có thêm dòng vốn chảy vào công ty nhờ những hoạt động đầu tư (ví dụ: bán tháo các tài sản không dùng đến), và dòng vốn lưu thông ra-vào từ những hoạt động tài chính (nhiều khả năng công ty không tìm những khoản vay mới hoặc gặp khó khăn trong việc trả lương cho nhân viên).

0
    0
    Đến giỏ hàng
    Giỏ hàng trốngTrở lại cửa hàng